Tại Việt Nam Giáo_dục_nhân_quyền

Việc giáo dục nhân quyền, xét ở góc độ nhất định, từ lâu đã được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, dưới hình thức giáo dục đạo đức công dân. Kể từ khi Đổi mới đến nay, hoạt động giáo dục nhân quyền đã được tăng cường thêm một bước, xét cả về nội dung và phạm vi tổ chức. Mặc dù vậy, tương tự như nghiên cứu khoa học về nhân quyền, nhìn chung hoạt động giáo dục nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế.

Giáo dục nhân quyền trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam chủ yếu thông qua môn học đạo đức công dân và kết hợp nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể của luật nhân quyền quốc tế vào chương trình giáo dục của các nhà trường, đặc biệt là trong môn học giáo dục công dân.

Đối với học sinh tiểu học (cấp I), môn học Đạo đức đã bao gồm các bài học nhằm hướng dẫn các em tôn trọng người khác như: tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Lớp 3); tôn trọng phụ nữ (Lớp 5) [9]. Thông qua các bài học kể trên, học sinh có thể hiểu được một số nguyên tắc cơ bản của quyền con người và nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền của người khác.

Tại cấp trung học cơ sở phổ thông (cấp II), số lượng bài học về quyền con người trong chương trình học đã nhiều hơn, các bài học chứa đựng những kiến thức sâu rộng hơn về quyền con người. Cụ thể, các bài học về quyền con người trong môn học Giáo dục công dân của học sinh phổ thông cấp II được thiết kế như sau:[10]

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 6 (tổng số 21 bài) có các bài tiêu biểu:

- Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (bài 12)

- Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (bài 16)

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (bài 17)

- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (bài 18)

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 7 (tổng số 18 bài) có các bài tiêu biểu:

- Quyền được chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (bài 13)

- Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (bài 16)

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 8 (tổng số 21 bài) có các bài tiêu biểu:

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (bài 12)

- Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (bài 16)

- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (bài 18)

- Quyền tự do ngôn luận (bài 19)

- Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (bài 21)

Trong môn học Giáo dục công dân Lớp 9 (tổng số 18 bài) có các bài tiêu biểu:

- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (bài 12)

- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (bài 14)

- Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (bài 16)

Điểm khác cơ bản giữa giáo dục nhân quyền ở cấp độ giáo dục đại học và cấp độ giáo dục phổ thông là ở mục tiêu của chúng. Giáo dục ở cấp độ phổ thông nhằm hình thành nhân cách, nhận thức và thái độ hành xử đúng đắn cho các công dân trẻ trong các vấn đề về quyền con người. Còn giáo dục nhân quyền ở cấp độ đại học là để đào tạo các chuyên gia trên lĩnh vực này.[11]

Tại Khoa Luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, hai môn học Lý luận về nhân quyền và Bảo vệ quyền con người bằng hệ thống tư pháp hình sự bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ năm 2008 cho sinh viên năm thứ tư chuyên ngành lý luận - hiến pháp và chuyên ngành tư pháp hình sự với thời lượng là 30 tiết/môn. Đề cương môn học "Lý luận về nhân quyền" ở cơ sở này gồm các nội dung như sau:[12]

Phần một: Một số vấn đề lý luận về quyền con người

I. Nhập môn

II. Khái quát chung về quyền con người

Phần hai: Pháp luật quốc tế về quyền con người

III. Khái quát pháp luật quốc tế về quyền con người

IV. Bộ luật nhân quyền quốc tế và các văn kiện quốc tế cơ bản khác về quyền con người

V. Các cơ chế quốc tế và khu vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người

Phần ba: Quyền con người ở Việt Nam

VI. Khái quát về quyền con người ở Việt Nam

VII. Pháp luật Việt Nam về quyền con người

VIII. Bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương ở Việt Nam

IX. Nghĩa vụ quốc gia của Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người.

Tại Việt Nam hiện chỉ có duy nhất Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hiện có môn học riêng dành cho chương trình đào tạo cử nhân chính trị. Giáo trình của môn học này hiện tại bao gồm các nội dung sau:[13]

Chương I. Lý luận về quyền con người - đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương II. Quyền con người trong lịch sử nhân loại

Chương III. Quyền con người trong lịch sử Việt Nam

Chương IV. Quan điểm Marx - Lenintư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Chương V. Pháp luật quốc tế về quyền con người

Chương VI. Quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Việt Nam về quyền con người.